Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thông báo:

Kể từ ngày 1/1/2017 - Blog luanvantuanson đã nâng cấp thành website luanhay.vn với thông tin như bên dưới.


LUANHAY.VN - NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG.
  Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email: luanhay@luanhay.com - Điện thoại: 0127 800 1762/ 097 9696 222
Facebook: https://www.facebook.com/bui.tuanson.9
Fanpage: https://www.facebook.com/nghiencuudinhluong/
Nhận hướng dẫn, thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu nghiên cứu bằng: spss, eview, stata, amos - Cung cấp tài liệu, số liệu theo yêu cầu.!

5.1. Kết luận

            Kết quả nghiên cứu cho thấy quan hệ tín dụng giữa ACB Thái Nguyên với các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhiều hạn chế; chỉ có 63,3% các doanh nghiệp vừa và nhỏ là có khả năng tiếp cận được tín dụng của ACB Thái Nguyên nhưng trong đó không phải DNNVV nào cũng tiếp cận vốn vay một cách thuận lợi; và còn tới 36,7% là không có khả năng tiếp cận vốn vay của ACB Thái Nguyên.

5.1.1. Kết luận về phía ngân hàng

            Ngân hàng ACB Thái Nguyên có xu hướng đa dạng hoá các hình thức tiếp xúc (tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gián tiếp và tiếp xúc qua trung gian) nhằm tăng khả năng khai thác thông tin của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó hình thành các quyết định cho vay. Trong các hình thức này, tiếp xúc trực tiếp đóng vai trò quan trọng nhất trong việc ảnh hưởng đến các quyết định cho vay. Mặt khác, tính bắt buộc của việc sử dụng thông tin không mong muốn, chất lượng thông tin thấp và vai trò của trung gian trong việc cung cấp thông tin tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có ảnh hưởng tiêu cực đến tính hữu ích của thông tin đối với ngân hàng. Sự tác động của những nhân tố này dẫn đến kết quả là các ngân hàng phải đối mặt với sự thiếu ổn định trong các quyết định cho vay, do đó làm tăng độ rủi ro các khoản vay của các doanh nghiệp và trong rất nhiều các trường hợp, dẫn đến việc đình chỉ các quyết định cho vay.

5.1.1.1. Hạn chế

- Sự hỗ trợ của ACB Thái Nguyên trong công tác triển khai mở rộng tín dụng còn hạn chế, đã có tới 72% số doanh nghiệp khảo sát đánh giá vấn đề này của ACB là yếu
- Vấn đề tài sản thế chấp cũng là một bài toán nan giải hạn chế khả năng tiếp cận vốn vay và cũng hạn chể khả năng mở rộng tín dụng của ACB Thái Nguyên; có tới 68% số doanh nghiệp đánh giá yêu cầu về tài sản thế chấp là rất cao và 32% đánh giá là cao.
- Các doanh nghiệp cũng đánh giá các quy định về trình tự, thủ tục vay vốn của ACB Thái Nguyên là “quá rắc rối”, chiếm tới 74,7% số doanh nghiệp khảo sát và 25,3% đánh giá là phức tạp.
            Ngoài ra, hoạt động tín dụng ngân hàng ACB Thái Nguyên còn hạn chế, tỷ lệ, quy mô tín dụng trung hạn và dài hạn thấp, trong khi nhu cầu vốn đầu tư đổi mới ứng dụng khoa học, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện đại nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa là tín dụng trung hạn và dài hạn. Mặt khác, chất lượng tín dụng chưa cao, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ đáng kể đã ảnh hưởng đến nguồn vốn để mở rộng tín dụng của các ngân hàng.

5.1.1.2. Ưu điêm

- Các DNNVV đánh giá ACB Thái Nguyên có chính sách phát triển tín dụng khá, khảo sát cho thấy có tới 72,7 % số doanh nghiệp đều đưa ra quan điểm tốt về chính sách tín dụng của ACB Thái Nguyên
- 82 % cho rằng ACB Thái Nguyên có khả năng cung cấp thông tin tốt, tạo điều kiện cho các DNNVV biết đến ngân hàng, đến các sản phẩm dịch vụ.
- 81,3% cho rằng thái độ của nhân viên ACB Thái Nguyên là khá và tốt trong công tác phục vụ khách hàng.

5.1.2. Kết luận về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì có tới 89% các doanh nghiệp là rất yếu và yếu trong việc đáp ứng đầy đủ được các quy định của ngân hàng trong việc triển khai xét duyệt, thẩm định và giải ngân vốn vay.
- Mặt khác 83,3% số DNNVV là có khả năng lập kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh ở mức yếu và rất yếu,
- 80,7% hoạt động trong các lĩnh vực bình thường không nhận được sự ưu tiên, khuyến khích của chính sách nhà nước.
- Vấn đề về quy mô và năng lực tài chính của phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều duy trì ở mức độ trung bình và một số ở mức yếu. Nó được thể hiện qua một loạt các chỉ tiêu về tài sản, doanh thu, số lượng lao động, thâm niên hoạt động, loại hình kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính cơ bản về khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động.

5.1.3. Các yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn vay

            Nghiên cứu đã chỉ ra có tới 20 yếu tố chia làm hai nhóm doanh nghiệp và ngân hàng ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn vay tại ACB của DNNVV (Xem chi tiết tại chương 3); đồng thời các kết quả phân tích cũng đã chỉ ra 6 nhóm biến có ý nghĩa nhất tác động đến khả năng vay vốn bao gồm :
-         Quy mô doanh nghiệp và khả năng thanh khoản của DNVVN được cấu thành từ các yếu tố Tổng tài sản, Số lượng lao động, Doanh thu, Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu, Hệ số khả năng thanh toán và có tác động cùng chiều tới khả năng tiếp cận vốn vay
-         Hiệu quả sinh lời vốn chủ và khả năng đáp ứng yêu cầu của ngân hàng được cấu thành từ các yếu tố: khả năng đáp ứng yêu cầu của ngân hàng và chỉ tiêu khả năng sinh lời lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) và có tác động cùng chiều tới khả năng tiếp cận vốn vay
-         Số năm hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa và có tác động ngược chiều tới khả năng tiếp cận vốn vay
-         Công tác truyền thông và chất lượng dịch vụ của ACB được cấu thành từ các yếu tố: Khả năng doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận thông tin của ACB Thái Nguyên, Thái độ của nhân viên ACB Thái Nguyên, Sự hỗ trợ ACB trong công tác tín dụng và có tác động cùng chiều tới khả năng tiếp cận vốn vay
-         Chính sách phát triển tín dụng và các quy định vay vốn được cấu thành từ các yếu tố: Quy định thủ tục vốn vay, Chính sách phát triển tín dụng của ngân hàng ACB Thái Nguyên và có tác động cùng chiều tới khả năng tiếp cận vốn vay
-         Yêu cầu thế chấp tài sản khi triển khai cho vay của ACB và có tác động cùng chiều tới khả năng tiếp cận vốn vay

5.1.4. Một số vấn đề cần lưu tâm khi mở rộng việc triển khai tín dụng của ACB Thái Nguyên đối với DNNVV

Thứ nhất, một trong những điều kiện cơ bản của các khế ước vay là các tài sản bảo đảm vay. Tuy nhiên, đây cũng là điểm yếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì các tài sản bảo đảm chủ yếu có nguồn gốc từ tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp và giá trị của các tài sản cá nhân thường thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu các khoản vay để phát triển doanh nghiệp. Việc áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với các khoản vay, chẳng hạn như việc chuyển tiền trực tiếp cho người bán, cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi làm giảm khả năng sử dụng các nguồn vốn vay.
Thứ hai, việc thiếu một hệ thống thông tin tài chính mang tính trung thực, minh bạch và hệ thống kiểm soát hiệu quả, đồng bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm cho các nhà đầu tư và cho vay, chẳng hạn như ngân hàng, khó đánh giá được thực trạng, tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp, do đó cản trở việc ra các quyết định cho vay. Các ngân hàng thường thiếu các thông tin tài chính đáng tin cậy từ phía doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc ra các quyết định cho vay. Điều này làm tăng tính rủi ro của các khoản vay, do đó các ngân hàng có xu hướng dựa vào điều kiện về tài sản bảo đảm để giảm thiểu rủi ro hoặc phải dựa trên sự tin cậy và các mối quan hệ cá nhân với chủ doanh nghiệp để đánh giá mức độ rủi ro hợp lý.
Thứ ba, tính khả thi và khả năng sinh lời của các dự án, các phương án kinh doanh được coi là một yếu tố then chốt trong việc ra các quyết định liên quan đến hồ sơ xin vay của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường yếu về kỹ năng quản lý và tài chính nên việc xây dựng các phương án kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, các giai đoạn phát triển và kỹ năng quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa có ảnh hưởng tích cực đến việc tiếp cận các khoản vay vốn từ ngân hàng.
Thứ tư, bản thân các ngân hàng phải cạnh tranh với các nguồn tài chính khác trong việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chẳng hạn như các quỹ đầu tư tư nhân, cá nhân cho vay, nguồn tài chính từ các thành viên gia đình, bạn bè của chủ doanh nghiệp và các nguồn tài chính không chính thức khác. Điểm yếu của các nguồn tài chính không chính thức này là quy mô nguồn vốn nhỏ, chi phí vay thường cao hơn lãi suất ngân hàng, còn điểm mạnh của chúng là thủ tục nhanh chóng, chủ yếu dựa vào quan hệ quen biết cá nhân, và hình thức giải ngân đa dạng, đáp ứng yêu cầu kịp thời về tiền mặt của các doanh nghiệp.
Thứ năm, trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và chủ đạo của các ngân hàng. Tuy nhiên, việc nhìn nhận, xem xét mức độ và chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay đối với khối các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu dựa vào số lượng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa được vay vốn mà chưa xem xét trong mối quan hệ với tốc độ phát triển của chúng (khoảng 30%/năm, tương đương với khoảng 30.000 doanh nghiệp - theo Tổng cục Thống kê, năm 2006). 

MỤC LỤC:



. 2. 3.. ixPHẦN MỞ ĐẦU.. 1 12. 23. 26.. 36 45. 51
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
3. Câu hỏi nghiên cứu. 3
4. Phạm vi nghiên cứu. 3
5. Kết quả mong đợi 3
6. Ý nghĩa của đề tài 4
7. Kết cấu của luận văn. 4
CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ ĐẶC ĐIỂM DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA   5
1.1. Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng. 5
1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 13
1.3. Tổng qua về các nghiên cứu trước đây. 24
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.. 28
2.1. Vài nét về Thái Nguyên. 28
2.2. Sơ lược về Ngân hàng Á Châu và Chi nhánh Thái Nguyên. 30
2.3. Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thái Nguyên. 41
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 47
3.6. Phương pháp thu thập, phân tích số liệu. 54
3.6.1. Phương pháp thu thập thông tin. 54
3.6.2. Phương pháp thống kê mô tả. 54
3.6.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo và độ tin cậy của biến đo lường
3.6.4. EFA . 56
3.6.5. Mô hình Probit và Logistic
56
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.. 59
4.1. Mô tả tổng thể nghiên cứu – Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn Thái Nguyên  59
.. 82
4.2. Kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá. 84
. 85
4.3. Hồi quy probit
86
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI ACB THÁI NGUYÊN.. 89
5.1. Kết luận. 89
.. 92
5.2. Một số khuyến nghị mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ACB Thái Nguyên

Trân trọng


Nhóm hướng dẫn nghiên cứu định lượng Tuấn Sơn
-  Phụ trách nhóm – Mr.Quân: 0127 800 1762
-  Email: luanvanhay@gmail.com
-  Blog: http://luanvantuanson.blogspot.com/
-  Facebook: https://www.facebook.com/bui.tuanson.9

Li  93
. 97.. xxiv 


Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Nghiên cứu phong cách lãnh đạo và lòng trung thành


Với đề tài Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến lòng trung thành của nhân viên Công ty cổ phần truyền thông và đầu tư X tác giả đã tiến hành nghiên cứu định tính thông qua việc tổng hợp, kế thừa và vận dụng hệ thống các lý luận về phong cách lãnh đạo, lòng trung thành, các học thuyết về quản trị nhân sự như thuyết X, thuyết Y, thuyết Z, sơ đồ Maslow, các yếu tố hình thành lên phong cách lãnh đạo; các nhân tố tác động tới lòng trung thành.
Đồng thời tác giả cũng tiến hành nghiên cứu định lượng thông qua việc thu thập 100 mẫu điều tra là các cán bộ công nhân viên của công ty X. Trên cơ sở các dữ liệu thu thập tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS 20 tính toán hệ số Cronbach’s Alpha để xác định độ tin cậy của thang đo Likert; tiến hành phân tích các nhân tố khám phá, kiểm định Barrlett, hệ số KMO nhằm xác định ý nghĩa của các biến ẩn và mối quan hệ giữa các biến với nhau; giữa các biến với tồng thể; và cuối cùng tác giả tiến hành hồi quy ước lượng mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và lòng trung thành thông qua các biến ẩn – nội sinh.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy một số vấn đề sau:
- Mô hình Lòng trung thành = Xo + X1* Nhân tố 1 + X2*Nhân tố 2+ X3*Nhân tố 3 không có ý nghĩa giải thích được mối quan hệ giữa lòng trung thành và phong cách lãnh đạo và diễn giải được phong cách lãnh đạo ảnh hưởng như thế nào tới lòng trung thành.
- Nhân tố 1 - “ Uy tín, sự suy xét và khả năng động viên tinh thần của lãnh đạo” = 0,124*LD1 + 0,238*LD2 + 0,245*LD3 + 0,198*LD4 + 0,190*LD5 + 0,217*LD9
- Nhân tố 2 - “ Quan tâm đến cá nhân” = 0,568* LD7 + 0,599 LD8
- Nhân tố 3 - “ Sự quan tâm của lãnh đạo và sự tự chủ của nhân viên trong công việc” = 0,669*LD6 – 0,540*LD10 
- Lòng trung thành của nhân viên = 0,204 * TT1 + 0,205*TT2 + 0,205*TT3 + 0,207*TT4 + 0,205*TT5    
- Biến “Uy tín lãnh đạo” được mô tả bởi LD1, LD2; biến “Quan tâm đến cá nhân” được mô tả bởi LD6, LD7, LD8; biến “ Khuyến khích vận dụng năng lực trí tuệ của nhân viên” được mô tả bởi  LD9, LD10 có độ tin cậy thấp không sử dụng được cho các phân tích tiếp theo. Biến “Động viên tinh thần” được mô tả bởi 3 biến quan sát LD3, LD4, LD5 có độ tin cậy cao và được sử dụng.
- Năm biến quan sát đo lường lòng trung thành từ TT1, TT2, TT3, TT4, TT5 có độ tin cậy cao và được sử dụng vào phân tích khám phá và hồi quy. Sáu biến quan sát đo lường phong cách lãnh đạo LD1, LD2, LD3, LD4, LD5, LD9 có độ tin cậy cao và được sử dụng vào phân tích nhân tố khám phá và hồi quy.
Trên cơ sở các nghiên cứu đó, tác giả đã đưa ra một số kết luận về ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo tới lòng trung thành và cũng đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo; cũng như những gợi ý xây dựng phong cách lãnh đạo cho công ty.
Đề tài được kết cấu làm năm chương và được trình bày theo các trình tự, kết cấu bố cục như bên dưới đây:


.. viii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU.. 1
1.1.Lý do chọn đề tài 1
1.2.Mục tiêu nghiên cứu. 3
1.3.Câu hỏi nghiên cứu. 3
1.4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3
1.5.Ý nghĩa nghiên cứu. 3
1.6.Kết cấu đề tài 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.. 5
2.1.Lý luận về phong cách lãnh đạo. 5
. 17
2.2.Lý luận về lòng trung thành của nhân viên. 18
. 21
2.3.Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến lòng trung thành của nhân viên. 22
. 23
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 25
3.1.Mô hình nghiên cứu. 25
. 27
3.2.Quy trình nghiên cứu. 28
3.3.Nguồn dữ liệu. 28
. 32
3.4.Phương pháp phân tích. 37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.. 39
4.1.Giới thiệu về tổng thể và mô tả mẫu nghiên cứu. 39
. 40
4.2.Đánh giá độ tin cậy của thang đo phong cách lãnh đạo, lòng trung thành. 42
. 47
4.3.Phân tích nhân tố khám phá. 47
. 53
4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính “Lòng trung thành” phụ thuộc ba nhân tố. 54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN.. 56
5.1.Đánh giá chung. 56
5.2.Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng phát triển. 57
5.3.Một số khuyến nghị xây dựng phong cách lãnh đạo và tạo dựng lòng trung thành của nhân viên
  57
Trân trọng

Nhóm hướng dẫn nghiên cứu định lượng Tuấn Sơn
-  Phụ trách nhóm – Mr.Quân: 0127 800 1762
-  Email: luanvanhay@gmail.com
-  Blog: http://luanvantuanson.blogspot.com/
-  Facebook: https://www.facebook.com/bui.tuanson.9

.. ix



Li