E banking

Thông báo:

Kể từ ngày 1/1/2017 - Blog luanvantuanson đã nâng cấp thành website luanhay.vn với thông tin như bên dưới.


LUANHAY.VN - NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG.
  Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email: luanhay@luanhay.com - Điện thoại: 0127 800 1762/ 097 9696 222
Facebook: https://www.facebook.com/bui.tuanson.9
Fanpage: https://www.facebook.com/nghiencuudinhluong/
Nhận hướng dẫn, thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu nghiên cứu bằng: spss, eview, stata, amos - Cung cấp tài liệu, số liệu theo yêu cầu.!
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử - E banking

LỜI MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Theo xu thế phát triển chung của thế giới, thương mại điện tử và những ứng dụng của nó ngày càng đem lại nhiều lợi ích cho xã hội nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Việc ứng dụng thương mại điện tử vào cung cấp dịch vụ ngân hàng đã tạo ra một kênh phân phối sản phẩm mới, giúp ngân hàng ngày càng đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, nâng cao lợi thế cạnh tranh và gia tăng hiệu quả hoạt động.
Tại Việt Nam, sự phổ biến của Internet và điện thoại di động trong những năm gần đây đã mở ra một thị trường tiềm năng cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử ti Việt Nam. Hơn nữa, Chính phủ và NHNN Việt Nam cũng đã tạo ra hành lang pháp ly thông qua ban hành các Luật, Thông tư, Nghị định, Quyết định khuyến khích sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử. Trong đó, đáng chú ý là việc ban hành Luật giao dịch điện tử 2005 đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử.
Đối với NH X, bên cạnh các thành tựu chung đạt được của cả hệ thống ngân hàng. NH X còn phát triển được một số thành tựu riêng biệt trong dịch vụ ngân hàng điện tử như: (1) NH X là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam nhận được chứng nhận đạt chuẩn PCI DSS[1] (Payment Card Industry Data Security Standard - chứng nhận chuẩn mực về an ninh, đảm bảo an toàn cho các giao dịch thẻ) từ đại diện của tổ chức PCI là công ty Control Case trao tặng. (2) Là ngân hàng triển khai được nhiều các tinh năng mới trong dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng cá nhân
Tuy nhiên bên cạnh các thành tựu đạt được các ngân hàng Việt Nam nói chung và NH X nói riêng. Hiện NH X vẫn còn gặp phải một số hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử như: (1) chưa khai thác được hết thị trường tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam, (2) Nguồn nhân vật lực còn hạn chế, (3) Các tiện ích của dịch vụ ngân hàng điện tử vẫn chưa được khai thác hết
Xuất phát từ các vấn đề thực tiễn đó, với mong muốn phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong nước và nước ngoài trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, đề tài nghiên cứu: “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH Xhy vọng sẽ góp phần nhỏ giúp cho NH X định hướng và có cơ sở giải quyết các vấn đề về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong giai đoạn tới.

2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng, những thuận lợi, thành công cũng như những khó khăn, hạn chế trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại NH X và từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại NH X trong thời gian tới.

2.2. Câu hỏi nghiên cứu:

Một là, Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử của NH X diễn ra như thế nào? Đang được phát triển ra sao?
Hai là,Các điều kiện để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của NH X đãng được đáp ứng tới đâu? Cần tiếp tục bổ sung và phát triển như thế nao
Ba là, Nhìn nhận, đánh giá của khách hàng thể nhân về chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của NH X
Bốn là, Làm thế nào để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cho NH X trong giai đoạn tới một cách tối ưu.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

(1) Hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH X, Nhóm khách hàng đã sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử của NH X và  đánh giá của họ.
 (2) Không gian nghiên cứu: Tại NH X (NH X)
(3) Thời gian nghiên cứu : (i) Thông qua số liệu thứ cấp từ năm 2008 đến hết 2012, (ii) Thông qua số liệu sơ cấp (khảo sát) từ tháng 3/1013 đến tháng 10/2013

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Quy trình chung


4.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

(1)  Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thông qua báo cáo tài chính, báo cáo thương niên, tạp chí của NH X, các nghiên cứu đánh giá về NH X, các tạp chí ngành Ngân hàng …Thông qua các website về: NH X, cafef.vn, vietstock.vn, stox.vn, vnexpress.net, vneconomy.vn, website của hiệp hội ngân hàng, NHNN …
(2) Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, dữ liệu được thu thập thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi theo phương pháp điều tra mẫu ngẫu nhiên thuận tiện với quy mô mẫu là 200 khách hàng cá nhân đã có sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của NH X.
(3) Phương pháp phân tích dữ liệu, người viết  sử dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm Exel và SPSS 20 như sau:
o   Thống kê mô tả
o   Vẽ biểu đồ so sánh, biểu đồ tỷ lệ, biểu đồ xu hướng
o   Tính toán các giá trị trung bình, độ lệch
o   Phân tích so sánh các diễn biến theo thời gian
o   Tổng hợp các đánh giá, quan điểm, nhận định của khách hàng
o   Phân tích độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích anova, hồi quy bội và kiểm định các giả thuyết.

5. Ý nghĩa nghiên cứu

·          Tổng hợp được hệ thống lý luận về hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tạo điều kiện cho việc nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn
·          Phân tích, mô tả dịch vụ ngân hàng điện tử, sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của NH X; chỉ ra các ưu, nhược điểm và từ đó góp phần phát triển hoạt động này cho NH X trong thời kỳ mới.
·          Nghiên cứu còn là tài liệu khoa học hữu ích cho các nhà quản lý, nhà quản trị doanh nghiệp, và các bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực nghiên cứu ngân hàng – tài chính, lĩnh vực ngân hàng điện tử

6. Kết cấu luận văn

Với vấn đề nêu trên đề tài được cấu trúc thành 3 chương
            Chương 1: Tổng quan về phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại NH X (NH X)
            Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại NH X (NH X)
            Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại NH X (NH X)

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG.. 5
DANH MỤC HÌNH.. 6
DANH MỤC VIẾT TẮT.. 7
LỜI MỞ ĐẦU.. 8
1. Lý do chọn đề tài8
2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu. 9
2.1. Mục tiêu nghiên cứu. 9
2.2. Câu hỏi nghiên cứu:9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 10
4. Phương pháp nghiên cứu. 10
4.1. Quy trình chung. 10
4.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu. 11
5. Ý nghĩa nghiên cứu. 11
6. Kết cấu luận văn. 12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NH X   13
1.1. Tổng quan về dịch vụ Ngân hàng điện tử.. 13
1.1.1. Dịch vụ ngân hàng. 13
1.1.1.1. Khái niệm.. 13
1.1.1.2. Đặc điểm dịch vụ ngân hàng. 14
1.1.1.3. Phân loại dịch vụ ngân hàng. 16
1.1.2. Dịch vụ Ngân hàng điện tử. 18
1.1.2.1. Khái niệm.. 18
1.1.2.2. Vai trò của Dịch vụ Ngân hàng điện tử. 19
1.2. Sự phát triển của Dịch vụ Ngân hàng điện tử.. 22
1.2.1. Khái niệm phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử:22
1.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển Dịch vụ Ngân hàng điện tử:22
1.2.3. Các giai đoạn phát triển của Ngân hàng điện tử. 23
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.. 25
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử  25
1.3.2. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử  27
1.4. Điều kiện phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử.. 28
1.4.1. Điều kiện pháp lý. 28
1.4.2. Điều kiện công nghệ:28
1.4.3. Điều kiện về con người31
1.5. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của các NHTM trên Thế giới và bài học cho các NHTM Việt Nam... 32
1.5.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử của các NHTM trên Thế giới32
1.5.2. Bài học cho các NHTM Việt Nam.34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NH X   36
2.1. Tổng quan NH X.. 36
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 36
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH X từ năm 2008 – 2012. 38
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại NH X.. 41
2.2.1. Quy mô dịch vụ ngân hàng điện tử. 41
2.2.1.1. Số lượng khách hàng sử dụng dụng các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử của NH X   41
2.2.1.2. Doanh số và thu nhập sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của NH X   44
2.2.2. Thị phần dịch vụ ngân hàng điện tử. 46
2.2.2.1. Tộc độ tăng trưởng thị phần. 46
2.2.2.2. So sánh dịch vụ ngân hàng điện tử của NH X với một số Ngân hàng TMCP  47
2.2.3. Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử. 50
2.2.3.1. Mục tiêu nghiên cứu. 50
2.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu. 50
2.2.3.3. Kết quả nghiên cứu. 57
2.3. Đánh giá chung thực trạng Dịch vụ Ngân hàng điện tử tại NH X.. 67
2.3.1. Kết quả đạt được. 67
2.3.2. Hạn chế và phân tích nguyên nhân. 70
2.4. Thời cơ và thách thức đối với NH X trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử trong thời gian sắp tới73
2.4.1. Thời cơ. 73
2.4.2. Thách thức. 75
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NH X   78
3.1. Định hướng cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH X.. 78
3.2. Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại NH X.. 80
3.2.1. Đẩy mạnh công tác marketing, tuyên truyền và quảng bá dịch vụ ngân hàng điện tử  80
3.2.2. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. 82
3.2.3. Đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt83
3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực. 84
3.2.5. Đa dạng hóa kênh giao dịch. 86
3.2.6. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử. 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 90
PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT.. 94
PHỤ LỤC 2:  KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO.. 98
PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ.. 105
PHỤ LỤC 4: HỒI QUY.. 113
PHỤ LỤC 5: MÔ TẢ BIẾN.. 115
PHỤ LỤC 6: MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ VỀ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ... 116
PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ CỦA NH X.. 118

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của NH X giai đoạn 2008 - 2012. 38
Bảng 2.2: Sự phát triển Internet Banking của NH X.. 42
Bảng 2.3: Sự phát triển SMS Banking và Mobile  của NH X.. 43
Bảng 2.4: Quy mô các loại sản phẩm thẻ, ATM, POS của NH X.. 43
Bảng 2.5: Doanh số và thu nhập (tỷ đồng) từ dịch vụ ngân hàng điện tử của NH X giai đoạn 2008 - 2012  45
Bảng 2.6: Thị phần (%) dịch vụ ngân hàng điện tử của NH X.. 46
Bảng 2.7: So sánh các vấn đề cơ bản về phát triển Ebanking của NH X với một số NHTM tiêu biểu  48
Bảng 2.8: Kết quả tính toán độ tin cậy thang đo. 62
Bảng 2.9: Kết quả phân tích nhân tố khám phá. 63
Bảng 2.10: Kết quả hồi quy tác động đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ Ebanking của NH X   64
Bảng 2.11: Kết quả kiểm định cặp giả thiết các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng với chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử của NH X.. 65
Bảng 2.12: Đánh giá của khách hàng về  chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử. 69

DANH MỤC HÌNH


Hình 0.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu. 10
Hình 1.1: Bốn giai đoạn phát triển Ngân hàng điện tử. 23
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu.. 51
Hình 2.2: Cơ cấu giới tính mẫu khảo sát57
Hình 2.3: Cơ cấu tuổi trong mẫu khảo sát58
Hình 2.4: Biểu đồ cơ cấu trình độ trong mẫu nghiên cứu. 58
Hình 2.5: Biểu đồ cơ cấu thời gian sử dụng dịch vụ trong mẫu nghiên cứu. 59
Hình 2.6: Biểu đồ tỷ lệ thu nhập trong mẫu nghiên cứu. 59
Hình 2.7: Biểu đồ tỷ lệ sử dụng internet banking trong mẫu nghiên cứu. 60
Hình 2.8: Biểu đồ tỷ lệ sử dụng mobil Ngân hàng điện tử trong mẫu nghiên cứu. 60
Hình 2.9: Biểu đồ tỷ lệ sử dụng Phone banking trong mẫu nghiên cứu. 61

DANH MỤC VIẾT TẮT

NH                              Ngân hàng
NHTM                        Ngân hàng thương mại
NHNN                        Ngân hàng nhà nước
VCB                            NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam
DAB                           NH TMCP Đông Á
CTG                            NH TMCP Công thương Việt Nam
ACB                            Ngân hàng TMCP Á Châu
HSBC                         Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam)






 

Liên hệ


Nhóm hướng dẫn nghiên cứu định lượng Tuấn Sơn


-  Phụ trách nhóm – Mr.Quân: 0127 800 1762






-  Facebook: https://www.facebook.com/bui.tuanson.9

Không có nhận xét nào: