Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp


Thông báo:

Kể từ ngày 1/1/2017 - Blog luanvantuanson đã nâng cấp thành website luanhay.vn với thông tin như bên dưới.

LUANHAY.VN - NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG.
  Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email: luanhay@luanhay.com - Điện thoại: 0127 800 1762/ 097 9696 222
Facebook: https://www.facebook.com/bui.tuanson.9
Fanpage: https://www.facebook.com/nghiencuudinhluong/
Nhận hướng dẫn, thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu nghiên cứu bằng: spss, eview, stata, amos - Cung cấp tài liệu, số liệu theo yêu cầu.!

LỜI NÓI ĐẦU


0.1. Sự cần thiết của đề tài


Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trên thương trường thì việc quan trọng và cần thiết nhất là phải hướng doanh nghiệp mình đi trên một con đường đúng đắn và phù hợp với sự thay đổi thường xuyên và đột ngột của môi trường nhằm đạt được sự thích nghi cao độ, đảm bảo sự bền vững cho doanh nghiệp. Để đạt được điều này, không gì khác hơn, các doanh nghiệp phải xác định và xây dựng một chiến lược kinh doanh thật đúng đắn cho chính doanh nghiệp mình.

Năm 2007, sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Các cơ hội do hội nhập kinh tế mang lại đã, đang và tiếp tục mở rộng tay chào đón các doanh nghiệp năng động, biết tìm kiếm và tận dụng cơ hội đầu tư.

Tuy nhiên, song hành bên cạnh các cơ hội luôn tồn tại những mối đe dọa và nguy cơ tiềm ẩn có thể đến bất cứ lúc nào khiến các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn nếu như không có sự chuẩn bị tốt và đầy đủ những giải pháp để đối phó. Thêm vào đó, sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ cũng đang rút ngắn chu kỳ phát triển của sản phẩm và dịch vụ; toàn cầu hóa thị trường làm gia tăng đáng kể các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm năng gia nhập ngành… Điều đó có nghĩa là thế giới kinh doanh đang đem đến cho khách hàng ngày càng nhiều những quyền lực tự do lựa chọn, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng các áp lực cạnh tranh và sự mau lẹ trong việc đáp ứng các nhu cầu mới.

Trong bối cảnh này, thành công không còn phụ thuộc vào việc định vị của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định, mà là khả năng tương tác với các đối thủ cạnh tranh trong dài hạn. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải hoạch định và triển khai những chiến lược phù hợp, hiệu quả để có thể tồn tại và phát triển bền vững. Một chiến lược lựa chọn nếu phát huy được nội lực của doanh nghiệp để tận dụng thành công các cơ hội đến từ môi trường bên ngoài hay tránh né, hạn chế được những rủi ro và điểm yếu thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ đủ sức cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Chính vì vây, các doanh nghiệp muốn thành công và có lợi nhuận trong kinh doanh thì cần có một chiến lược kinh doanh tốt với một giải pháp tối ưu.

Là một doanh nghiệp trẻ, nhưng  X đã có những hướng đi đúng để vượt qua những thách thức mà hội nhập kinh tế tạo ra cũng như đã tận dụng hiệu quả những cơ hội mang lại để phát triển và được ghi nhận là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kỹ thuật nền móng công trình tại Việt Nam với tầm nhìn chiến lược là “trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam vào năm 2015, ........”

Để hiện thực hóa tầm nhìn, X rất cần xác định những mục tiêu dài hạn rõ ràng và các chiến lược kinh doanh cụ thể để thực hiện mục tiêu đó cũng như phải xác định được những ưu tiên về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; năng lực và nguồn lực cần huy động & phát triển; khách hàng mục tiêu và sản phẩm dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng; trên cơ sở đó tạo dựng vị thế cạnh tranh thành công trong ngành và thực hiện mục tiêu dài hạn đã xác định.

Là người gia nhập công ty từ những năm đầu tiên cùng với mong muốn được vận dụng ngay các kiến thức chuyên sâu vừa được tiếp thu trong quá trình đào tạo vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty nhằm góp phần hiện thực hóa tầm nhìn mà Ban Lãnh đạo Công ty đã đặt ra ngay từ khi mới thành lập. Tác giả đã quyết định chọn đề tài “Xây dựng chiến lược kinh doanh cho  X giai đoạn 2013 - 2020” làm luận văn Thạc sỹ.

0.2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu

0.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:


Luận văn nhằm đạt được các mục tiêu là xây dựng được chiến lược kinh doanh khả thi, đồng thời đề xuất các giải pháp triển khai chiến lược nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho X.

0.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:


Một là, Hệ thống lý luận về xây dựng chiến lược kinh doanh đã được nghiên cứu và phát triển như thế nào? Ứng dụng như thế nào trên thực tế trong giai đoạn hiện nay?

Hai là, Có các yếu tố cơ bản nào của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng nhiều tới X? Các yếu tố của môi trường kinh doanh này? Có tác động như thế nào đến X? Đến khả năng thích nghi ứng phó và đến sức mạnh, điểm yếu của công ty?

Ba là, Xu hướng diễn biến của môi trường kinh doanh sẽ ra sao trong giai đoạn 2013 – 2020, X nên làm gì để ứng phó?

Bốn là, Có những biện pháp hỗ trợ nào cho việc xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh cho X trong giai đoạn 2013 – 2020.

0.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu:


(1) Tổng hợp và lựa chọn các lý thuyết về chiến lược kinh doanh

(2) Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài, bên trong để từ đó rút ra cơ hội và thách thức, điểm mạnh, yếu đối với X.

 (3) Đề xuất định hướng và xây dựng CLKD cho X trong giai đoạn 2013-2020.

0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu: (1) Hoạt động sản xuất kinh doanh tại  X (2) Các diễn biến của môi trường kinh doanh (môi trường vĩ mô và môi trường ngành ). (3) Tập trung vào đề xuất định hướng chiến lược kinh doanh cho X chứ không đi sâu vào các biện pháp thực thi chiến lược cụ thể..

Phạm vi nghiên cứu: Trong giai đoạn 2009 – 2012 và tập trung chủ yếu ở Hà Nội (là trụ sở chính của công ty) và thành phố Hồ Chí Minh (là thị trường lớn, tiềm năng và có ảnh hưởng mạnh mẽ tới toàn quốc)

0.4. Phương pháp nghiên cứu

0.4.1. Quy trình xây dựng chiến lược


           Qua trình phân tích môi trường kinh doanh và hình thành định hướng, xây dựng chiến lược cho X được tuân thủ theo một quy trình nghiên cứ, xây dựng chiến lược như sau:



( Sơ đồ tại đây)





0.4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

0.4.2.1. Số liệu thứ cấp,


Tác giả đã sử dụng thông tin thứ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình; các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập qua các nguồn sau:

-          Báo cáo tài chính, báo cáo tình hình hoạt động của X giai đoạn 2009 - 2012

-          Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia

-          Các báo cáo đánh giá về chiến lược, năng lực … của các tổ chức, định chế tài chính quốc tế về Việt Nam, về ngày thầu xây dựng, thi công công trình.

-          Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan; các bài viết phân tích về chiến  lược kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ mới

-          Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu

-          Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước.

0.4.2.2. Số liệu sơ cấp,



(a) Số lượng người khảo sát: Dự kiến là 100

(b) Đối tượng khảo sát: Là các chuyên gia về lĩnh vực chiến lược kinh doanh, các nhà quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực thầu xây dựng, công trình và ban quản trị của doanh nghiệp và đang thường trú, công tác tại Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh. Và được phân bổ theo tỷ lệ như sau: (1) Các chuyên gia về lĩnh vực chiến lược kinh doanh (1/3); (2) Các nhà quản trị doanh nghiệp trong lĩnh vực thầu xây dựng, công trình (1/3); (3) Các nhà quản trị X (1/3)

Các đối tượng khảo sát sẽ được tập hợp, lựa chọn và lập thành danh sách đầy đủ 100 đối tượng trước khi triển khai chính thức. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này vì nội dung phỏng vấn mang tính chuyên sâu và đặc thù nên cần có các đáp viên có kinh nghiệm, trình độ và am hiểu về chiến lược kinh doanh và công việc kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng công trình và phải được định hình trước khi tiến hành.

(c) Thiết kế phiếu điều tra, Phiếu điều tra được tác giả thiết kế trên cơ sở :

-          Mẫu điều tra xin ý kiến các chuyên gia (30) về xác định các yếu tố của môi trường kinh doanh[1]

-          Nghiên cứu sơ bộ về môi trường có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của X

-          Tham khảo các chiến lược trước đây của X

-          Ứng dụng các nguyên lý về chiến lược kinh doanh

Xuất phát từ nhu cầu thông tin cho việc phân tích và tổng hợp các tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi thành ba nhóm[2] :

Nhóm 1: Các câu hỏi về các yếu tố của môi trường bên ngoài (vĩ mô)

Nhóm 2: Các câu hỏi về các yếu tố mô tả khả năng cạnh tranh (môi trường ngành)

Nhóm 3: Các câu hỏi về các yếu tố của môi trường nội bộ (X)

(d) Thiết kế thang đo, để tiến hành lượng hóa và tổng hợp các nhóm yếu tố tác giả đã dụng thang đo định danh Likert 4 với các giá trị quy ước như sau:

-          Đánh giá tầm quan trọng (xác định trọng số): Chọn 1: Hoàn toàn không quan trọng; Chọn 2: Ít quan trọng; Chọn 3: Khá quan trọng; Chọn 4: Rất quan trọng

-          Đánh giá mức độ phản ứng (động thái) của Công ty: Chọn 1: Phản ứng yếu; Chọn 2: Phản ứng trung bình; Chọn 3: Phản ứng khá; Chọn 4: Phản ứng tốt

-          Đánh giá các hoạt động nội bộ của Công ty: Chọn 1: Đánh giá ứng yếu; Chọn 2: Đánh giá  trung bình; Chọn 3: Đánh giá khá; Chọn 4: Đánh giá tốt

(e) Triển khai thu thập số liệu, Trên cơ sở danh sách 100 đáp viên đã xác định từ trước, tác giả đã triển khai công tác thu thập dữ liệu như sau:

            Bước 1: Tiến hành gửi thư điện tử cho các đối tượng khảo sát nói rõ các yêu cầu điều tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra, đề cương nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng được đính kèm theo bảng câu hỏi để phục vụ cho những người có nhu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng như cái khái niệm được sử dụng trong bảng câu hỏi.

Bước 2: Gọi điện thông báo cho các đối tượng khảo sát biết về việc đã gửi thư yêu cầu điều tra và xin phép, đề nghị các đối tượng phỏng vấn hợp tác trả lời. Việc gọi điện này nhằm hạn chế tính trì hoãn về thời gian của thư điện tử, cũng như góp phần thúc đẩy các đối tượng phỏng vấn trả lời nhanh chóng các câu hỏi.

Bước 3: Nhận các trả lời và tổng hợp các kết quả trả lời quan thư điện tử

Bước 4: Tiến hành gặp trực tiếp một số đối tượng phỏng vấn nếu như các câu trả lời của họ chưa đủ ý hoặc rõ nghĩa; hơn nữa trong một số trường hợp có một số đối tượng phỏng vấn không có thói quen check mail thường xuyên, do vậy việc gặp trực tiếp sẽ giúp tác giả thu thập được ý kiến của họ.

0.4.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu


-          Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính, kế toán được so sánh qua các năm, phân tích tại sao và tổng hợp để đưa ra nhận xét.

-          Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết luận, các xu hướng để đánh giá tình hình.

-          Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến chuyên gia để tìm hướng giải quyết.

-          Phương pháp phân tích PEST cho môi trường vĩ mô, dự báo xu hướng

-          Phương pháp phân tích 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter cho phân tích môi trường ngành và dự báo triển vọng ngành

-          Ma trận EFE, Liệt kê tóm tắt các yếu tố vĩ mô và vi mô có thể ảnh hưởng đến tổ chức.[3]

-          Ma trận EFI, Liệt kê tóm tắt các yếu tố bên trong tổ chức là điểm mạnh và điểm yếu.[4]

-          Ma trận SWOT, Liệt kê các cơ hội, nguy cơ bên ngoài và điểm mạnh, điểm yếu bên trong nhằm hình thành một nhóm các chiến lược sau[5]:

ü  Chiến lược SO : sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội

ü  Chiến lược ST : sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe dọa.

ü  Chiến lược WO : sử dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu.

ü  Chiến lược WT : khắc phục điểm yếu nhằm tránh các mối đe dọa.

-          Ma trận QSPM dùng để định lượng các loại thông tin đã được phân tích ở các giai đoạn đầu từ đó cho phép nhà quản trị lựa chọn chiến lược tối ưu.





0.5. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, các biểu bảng, các quy ước viết tắt; đề tài bao gồm 3 nội dung chính:

-          Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh,

-          Chương 2: Phân tích thực trạng môi trường kinh doanh của X

-          Chương 3: Xây dựng chiến lược kinh doanh cho X giai đoạn 2013 - 2020



 


[1] Xem chi tiết phụ lục 1
[2] Xem chi tiết phụ lục 2
[3] Xem chi tiết tại chương 1, mục 1.2.3.4 về xây dựng ma trận EFE
[4] Xem chi tiết tại chương 1, mục 1.2.2.2 về xây dựng ma trận EFI
[5] Xem chi tiết tại chương 1, mục 1.2.4.1về xây dựng ma trận SWOT
Trân trọng

Nhóm hướng dẫn nghiên cứu định lượng Tuấn Sơn
-  Phụ trách nhóm – Mr.Quân: 0127 800 1762
-  Email: luanvanhay@gmail.com
-  Blog: http://luanvantuanson.blogspot.com/
-  Facebook: https://www.facebook.com/bui.tuanson.9

1 nhận xét:

Unknown nói...

chào Tuấn Sơn!..
mình Là Lương Ngọc, hiện mình đang làm luận văn tốt nghiệp liên quan đến đề tái Xây đựng chiến lược.. bạn có thể giúp đỡ mình đc hok?