Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Sự truyền dẫn của lãi suất cơ bản tới các loại lãi suất của ngân hàng thương mại_Mô hình VECM và Phân tích đồng liên kết Johansen


Thông báo:

Kể từ ngày 1/1/2017 - Blog luanvantuanson đã nâng cấp thành website luanhay.vn với thông tin như bên dưới.

LUANHAY.VN - NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG.
  Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email: luanhay@luanhay.com - Điện thoại: 0127 800 1762/ 097 9696 222
Facebook: https://www.facebook.com/bui.tuanson.9
Fanpage: https://www.facebook.com/nghiencuudinhluong/
Nhận hướng dẫn, thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu nghiên cứu bằng: spss, eview, stata, amos - Cung cấp tài liệu, số liệu theo yêu cầu.!

1.Tổng quan về việc phân tích số liệu


1.1. Trong phần này tác giả sẽ phân tích các chuỗi số liệu thời gian được quy ước như sau:


LSCB: Lãi suất cơ bản

TG6M:           Tiền gửi sáu tháng

TG12M:         Tiền gửi 12 tháng

TG18M:         Tiền gửi 18 tháng

TG24M:         Tiền gửi 24 tháng

VTCNH:         Cho vay tài chính ngắn hạn

VTCTDH:      Cho vay tài chính trung và dài hạn

TREND:         Xu nội sinh hướng của chuỗi thời gian

1.2. Các câu hỏi nghiên cứu


(i)                Các chuỗi số liệu có xu hướng hay không? Các chuỗi số liệu có tính dừng hay không? Nếu không vi phân của chúng có tính dừng?

(ii)             Các chuỗi số liệu có đồng liên kết hay không?

(iii)           Các chuỗi số liệu có mối quan hệ nhân quả với nhau hay không? Cụ thể ra như thế nào?

(iv)           Mức độ truyền dẫn của lãi suất cơ bản vào lãi suất tiền gửi ngắn, trung dài hạn thế nào? Truyền dẫn vào lãi suất cho vay ngắn, trung dài hạn thế nào?

(v)              Dự báo các tác động của việc thay đổi chính sách lãi suất cơ bản đến các lãi suất bản lẻ trong ngắn hạn, trung và dài hạn sẽ diễn ra thế nào?

1.3. Một số mô hình giả thiết cho việc phân tích:


TG6Mt = α0g6 + α1*LSCBt + etg6

TG12Mt = α0g12 + α1*LSCBt + etg12

TG18Mt = α0g18 + α1*LSCBt + etg18

TG24Mt = α0g24 + α1*LSCBt + etg24

VTCNHt = α0vhn + α1*LSCBt + etvhn

VTCTDHt = α0tdh + α1*LSCBt + ettdh

1.4. Phân tích mối quan hệ dài hạn các chuỗi thời gian


Vì các chuỗi dữ liệu đều không dừng, do vậy tác giả đã tiến hành sử dụng kiểm định Johansen để kiểm tra tính đồng liên kết của các chuỗi dữ liệu lãi suất tiền gửi, cho vay với lãi suất cơ bản; nếu giữa chúng tồn tại mối quan hệ đồng liên kết có nghĩa là đã tồn tài cân bằng dài hạn giữa các chuỗi dữ liệu. Cụ thể kết quả như dưới đây[1]:   

                                      Tổng hợp kết quả kiểm định đồng liên kết Johansen

Các chuỗi
Kết quả kiểm định Johansen
Kết luận
TG6M và LSCB
Không có đồng liên kết
Không tồn tại quan hệ cân bằng dài hạn giữa tiền gửi ngắn hạn (dưới sáu tháng) và lãi suất cơ bản; điều này là khá thực tế vì lãi suất huy động tiền gửi ngắn hạn trong giai đoạn 2007 – 2012 có nhiều biến động bất thường không theo các quy luật cơ bản về lãi suất; chẳng hạn giai đoạn năm 2011, TG6M cao hơn LSCB, TG12M, TG18, TG24 rất nhiều. Nó thường phụ thuộc vào trạng thái thanh khoản và cạnh tranh của NHTM hơn là các điều tiết của NHNN.
TG12M và LSCB
Có 1 đồng liên kết ở mức yếu
Tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa tiền gửi 1 năm với lãi suất cơ bản; tuy nhiên mối quan hệ này khá yếu. Biểu hiện về mặt thống kê là giá trị kiểm định trace chỉ thỏa mã điều kiện đồng liên kết ở mức 5% với kết luận là “bác bỏ giả thiết không có đồng liên kết”. Trong khi đó kiểm định Max-Eigen thì không cho kết luận là có đồng liên kết ở các mức ý nghĩa. Hiện tượng thống kê này cũng có thể lý giải bằng việc trong ngắn hạn các quan hệ lãi suất của Việt Nam khá “méo mó”; tuy nhiên khi thời hạn ngày càng kéo dài ra thì tính quy luận dần dần được bộc lộ.
TG18M và LSCB
Có 1 đồng liên kết
Giá trị kiểm đinh Trace và Max – Eigen đều bác bỏ giả thiết “ Không có đồng liên kết” như vậy đều cho kết luận có 1 đồng liên kết ở mức ý nghĩa 5%. Dẫn tới có tồn tại quan hệ cân bằng dài hạn giữa tiền gửi 18 tháng và lãi suất cơ bản. Như vậy một lần nữa giả thiết của tác giả về tính quy luật của các loại thời hạn lãi suất của Việt Nam một lần nữa được chứng minh là đúng đắn.
TG24M và LSCB
Có 1 đồng liên kết
Giá trị kiểm đinh Trace và Max – Eigen đều bác bỏ giả thiết “ Không có đồng liên kết” như vậy đều cho kết luận có 1 đồng liên kết ở mức ý nghĩa 5%. Dẫn tới có tồn tại quan hệ cân bằng dài hạn giữa tiền gửi 24 tháng và lãi suất cơ bản.
VTCNH và LSCB
Có 1 đồng liên kết
Kiểm đinh Trace và Max – Eigen đều bác bỏ giả thiết “ Không có đồng liên kết” và “ Có tối thiểu 1 đồng liên kết” ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy tác giả có thể kết luận tồn tại ít nhất một mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa vay tài chính ngắn hạn và lãi suất cơ bản. Qua hiện tượng này, chúng ta cũng có thể nhận thấy một số khác biệt trong tiền gửi và cho vay: Đối với trạng thái tiền gửi thì ngắn hạn hầu như ít có mối liên hệ với LSCB; tuy nhiên tiền cho vay thì ngay từ mức ngắn hạn đã cho thấy mối liên hệ với LSCB; hay nói khách khác tiền vay có độ nhạy chính sách hơn tiền gửi.
VTCTDH và LSCB
Có 1 đồng liên kết
Kiểm đinh Trace và Max – Eigen đều bác bỏ giả thiết “ Không có đồng liên kết” và “ Có tối thiểu 1 đồng liên kết” ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy tác giả có thể kết luận tồn tại ít nhất một mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa vay tài chính trung dài hạn và và lãi suất cơ bản.

Nguồn: Tính toán của tác giả



[1] Xem thêm phụ lục 5, 6, 7, 8, 9, 10 chi tiết về phân tích đồng liên kết Johansen cho các chuỗi thời gian.

Trân trọng

Nhóm hướng dẫn nghiên cứu định lượng Tuấn Sơn
-  Phụ trách nhóm – Mr.Quân: 0127 800 1762
-  Email: luanvanhay@gmail.com
-  Blog: http://luanvantuanson.blogspot.com/
-  Facebook: https://www.facebook.com/bui.tuanson.9

Không có nhận xét nào: