Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

Chính sách cổ tức doanh nghiệp

Thông báo:

Kể từ ngày 1/1/2017 - Blog luanvantuanson đã nâng cấp thành website luanhay.vn với thông tin như bên dưới.


LUANHAY.VN - NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG.
  Địa chỉ: Tầng 8, Tòa nhà Sáng tạo, số 1 Lương Yên, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email: luanhay@luanhay.com - Điện thoại: 0127 800 1762/ 097 9696 222
Facebook: https://www.facebook.com/bui.tuanson.9
Fanpage: https://www.facebook.com/nghiencuudinhluong/
Nhận hướng dẫn, thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu nghiên cứu bằng: spss, eview, stata, amos - Cung cấp tài liệu, số liệu theo yêu cầu.!
Cổ tức là chỉ tiêu nhạy cảm và có thể nói là quan trọng đối với nhà đầu tư. Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng lớn đến diễn biến trên thị trường chứng khoán. Nhưng chính sách cổ tức lại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trực tiếp và gián tiếp khác, bên trong nội bộ doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp; và từ đó nó ảnh hưởng lớn đến lợi ích của mỗi nhà đầu tư và của chính công ty niêm yết.
Trên cơ sở ứng dụng mô hình của tác giả Sujata Kapoor, JBS, JIIT, Dec’ 2009,  tôi đã tiến hành nghiên cứu 100 doanh nghiệp tiêu biểu nhất tại HOSE trong thời gian từ 2006 đến 2012 để xem xét các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa các biến giải thích DivCt, Sat+1,  Xt+1 và Divt là thấp; chúng ta có thể bác bỏ giả thiết về mối tương quan giữa các biến này. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chính sách cổ tức phụ thuộc vào hai biến EPSt và Divt-1 theo hai phương án sau:
Divt = 773,647 + 0,424 Divt-1; biến phụ thuộc chính sách cổ tức được giải thích bởi biến cổ tức quá khứ; cho thấy cứ 1 % tăng thêm của cổ tức quá khứ sẽ làm cổ tức năm nghiên cứu tăng 42,4%. Như vậy hành vi chi trả cổ tức trong năm mang tính ổn định và duy trì hơn là gắn với các diễn biến bên ngoài hoặc nội bộ.
Divt = - 73,007 + 0,559 EPSt  + 0,644 Divt-1; chính sách cổ tức được giải thích thông qua hai biến thu nhập trên vốn cổ phần và cổ tức quá khứ; đúng như theo mô hình Lintner đề xuất. Đây cũng là mô hình cho kết quả thực nghiệm có độ giải thích cao nhất các biến động tới chính sách cổ tức. Nó cho thấy sự gắn kết giữa kết quả kinh doanh và sự duy trì các mối quan hệ với cổ đông. Mô hình cho thấy cứ 1 đồng thu nhập tăng thêm, cổ tức sẽ tăng thêm 0,559 đồng; đồng thời nó cũng cho thấy khi doanh nghiệp hoạt động tới một mức độ hiệu quả nhất định mới có sự chi trả cổ tức.
Trên cơ sở các nghiên cứu đó, tôi đã tiến hành so sánh với các vấn đề nghiên cứu của tác giả Sujata Kapoor, JBS, JIIT, Dec’ 2009; đồng thời chỉ ra các vấn đề gặp phải khi xây dựng mô hình đánh giá các nhân tố tác động cho chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên Hose; đồng thời cũng đề ra hướng nghiên cứu tiếp theo.

Trân trọng


Nhóm hướng dẫn nghiên cứu định lượng Tuấn Sơn
-  Phụ trách nhóm – Mr.Quân: 0127 800 1762
-  Email: luanvanhay@gmail.com
-  Blog: http://luanvantuanson.blogspot.com/
-  Facebook: https://www.facebook.com/bui.tuanson.9

Nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động




Như vậy với mẫu khảo sát 220 cán bộ công nhân viên được lấy ngẫu nhiên từ danh sách toàn thể cán bộ, công nhân viên công ty X và một số chuyên gia về lĩnh vực nhân sự. ;tác giả đã thu được các kết quả là có bảy nhân tố có tác động đến động lực lao động của CBCNV Công ty X cụ thể như sau:

(i) Nhân tố 1: MTLV8, MTLV10, MTLV9, MTLV1, MTLV2, CVOD2  Môi trường làm việc và chế độ phúc lợi  khi  nhân tố 1 tăng lên 1 đơn vị thì động lực lao động tăng lên 0,145 đơn vị và ngược lại. Điều này cho thấy việc tạo ra môi trường làm việc tốt (an toàn, sạch sẽ, thân thiện, trang thiết bị đầy đủ,  văn hóa công ty tốt, các quy định lao động công minh) và xây dựng chế độ phúc lợi hợp lý sẽ tạo điều kiện gia tăng động lực lao động của CBCNV Công ty X.
(ii) Nhân tố 2: MTLV6, MTLV7, MTLV5, MTLV3, MTLV4 Sự gắn kết và sức mạnh bên trong của công ty, khi nhân tố 2 tăng lên 1 đơn vị thì động lực lao động tăng 0,289 đơn vị và ngược lại. Như vậy khi Việt Dũng phát huy được sức mạnh của sự gắn kết; phát huy được các yếu tố nội tại của mình thì từ đó sẽ làm gia tăng động lực lao động của CBCNV Công ty X.
(iii) Nhân tố 3: Nhân tố 3: PHCV2, PHCV3, PHCV4, GNCV1, CVOD4  Sự phù hợp công việc và  chính sách động viên, khen thưởng; khi nhân tố 3 tăng lên 1 đơn vị thì làm động lực của CBCNV Công ty tăng 0,266 đơn vị và ngược lại. Chúng ta có thể hiểu khi CBCNV nhận được, được bố trí công việc phù hợp và có chính sách động viên, khen thưởng cho công việc đó đúng lúc, hợp lý thì sẽ tạo điều kiện gia tăng động lực lao động cho CBCNV Công ty.
(iv) Nhân tố 5: GNCV3, THNH4, GNCV4, CVOD1  Phát huy năng lực và được ghi nhận, khi nhân tố 5 gia tăng lên 1 đơn vị sẽ làm động lực của CBCNV Công ty giảm đi 0,179 đơn vị và ngược lại. Vấn đề này trái ngược với giả thiết đưa ra ban đầu của tác giả là nhân tố 5 mang dấu “+”; điều này có thể lý giải về thực tiến như sau: Khi CBCNV Công ty được phát huy năng lực tốt, trình độ ngày càng gia tăng và ngày càng được tuyên dương thì khiến họ trở nên tự mãn và các nhu cầu của bản thân ngày càng gia tăng (theo thuyết nhu câu Maslow) và công ty sẽ không thể đáp ứng mãi được các nhu cầu đó thông qua tuyên dương, nghi nhận, tán thưởng của đồng nghiệp … Và như vậy động lực sẽ giảm chứ không thể tăng được. Như vậy đây là một phát hiện lý thú trong việc tìm biện pháp kích thích gia tăng động lực; không phải cứ thỏa mãn, đáp ứng tối đa mới gia tăng được động lực; mà phải làm cho CBCNV luôn ở tình trạng phải phấn đấu và có cảm giác thiếu thì sẽ tốt hơn.
(v) Nhân tố 7:  GBCT3, GBCT1 è Gắn bó với công ty,  khi nhân tố 7 tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm động lực của CBCNV Công ty tăng 0,249 đơn vị và ngược lại. Điều này được hiểu là khi CBCNV có sự quan tâm, lo lắng cho công ty, “coi công ty là nhà” thì sẽ tích cực lao động, cống hiến, bảo vệ công ty và từ đó gia tăng động lực lao động.
(vi) Nhân tố 8:  PHCV5, PHCV1 Hiểu rõ mục tiêu và giá trị của tổ chức,  khi nhân tố 8 tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm động lực của CBCNV Công ty tăng 0,192 đơn vị và ngược lại. Điều này được hiểu là khi CBCNV đã thực sự thấm nhuần nhiệm vụ, sứ mệnh của mình, hiểu rõ công ty thì sẽ tích cực lao động, cống hiến và từ đó gia tăng động lực lao động.
(vii) Nhân tố 9:  GBCT6  Đồng cảm chia sẽ với doanh nghiệp,  khi nhân tố 9 tăng lên 1 đơn vị thì sẽ làm động lực của CBCNV Công ty tăng 0,159 đơn vị và ngược lại. Nhân tố này gần tương đồng với nhân tố 7 và được hiểu là khi CBCNV đã coi khó khăn của công ty là khó khăn của bản thân mình thì sẽ tích cực phấn đầu, làm việc và  gia tăng động lực lao động.

(viii) Bảy nhân tố này được diễn giải cụ thể qua 29 yếu tố như sau:
1.      Công ty có môi trường làm việc an toàn/ sạch sẽ
2.      Công ty luôn có chính sách xử lý kỷ luật khéo léo tế nhị
3.      Đối với công việc thực hiện, trang thiết bị được cung cấp đầy đủ/ vừa ý
4.      Công ty có môi trường làm việc thân thiện
5.      Công ty có những giá trị, triết lý, nền tảng văn hóa tốt
6.      Công ty luôn tuân thủ đầy đủ các chế độ phúc lợi như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ mát 
7.      Truyền thông/ giao tiếp giữa các phòng ban của công ty là tốt
8.      Công ty luôn khuyến khích mọi thành viên trao đổi thông tin/ giao tiếp/ giao lưu
9.      Công ty có các chính sách/ thủ tục là hợp lý, dễ hiểu và kịp thời
10.  Công ty là một tổ chức công bằng, trung thực
11.  Công ty có uy tín trên công luận cao
12.  Anh chị cảm thấy công việc đang làm mang ý nghĩa đối với bản thân, doanh nghiệp và cộng đồng
13.  Chế độ thời gian làm việc của công ty có tính hợp lý
14.  Công việc phù hợp với khả năng, năng lực của nhân viên
15.  Chế độ khen thưởng bằng vật chất khi đạt được các thành tích trong công việc của công ty đối với anh chị
16.  Công ty luôn có cơ chế thưởng động viên vào các dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm
17.  Sự khâm phục và tán thưởng của đồng nghiệp đối với các công việc anh chị làm
18.  Chế độ công tác phí của công ty có tính chất khuyến khích và phù hợp với môi trường công tác
19.  Khả năng thăng tiến khi đạt được các thành tích trong công việc của anh chị
20.  Cán bộ công nhân viên có thể sử dụng tốt năng lực cá nhân của mình trong công việc hiện tại
21.  Công ty có ảnh hưởng lớn đến bản thân anh/ chị
22.  Anh/ chị luôn quan tâm tới sự tồn tại và phát triển của công ty mình đang làm
23.  Công ty đã đề ra các  mục tiêu công việc rõ ràng và giải thích cho nhân viên nắm bắt và hiểu rõ các mục tiêu đó
24.  Các giá trị cá nhân của anh/ chị phù hợp với văn hóa tổ chức của công ty
25.  Anh/ chị luôn cảm nhận những khó khăn của công ty là khó khăn của mình
26.  Anh chị luôn cố gắng ở mức độ cao nhất để hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao
27.  Anh chị luôn hướng tới việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức đặt ra trong công việc
28.  Anh chị luôn sẵn sàng triển khai các công việc được tổ chức giao
29.  Anh chị luôn cố gằng hoàn thiện mình ở mức cao nhất để có thể đáp ứng tốt các yêu cầu công việc của tổ chức

Ngoài ra còn các Nhân tố 4: THNH2, THNH1, THNH3, MTLV11  Thu nhập và cơ hội phát triển; Nhân Nhân tố 6: HTCT2, HTCT3, HTCT1HTCT5, HTCT4  Hỗ trợ của cấp trên không có tác động đến động lực của cán bộ nhân viên công ty về mặt thống kê.

Trân trọng

Nhóm hướng dẫn nghiên cứu định lượng Tuấn Sơn
-  Phụ trách nhóm – Mr.Quân: 0127 800 1762
-  Email: luanvanhay@gmail.com
-  Blog: http://luanvantuanson.blogspot.com/
-  Facebook: https://www.facebook.com/bui.tuanson.9